Saturday, November 20, 2021

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

 Trọn bộ 2 quyển KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Nguyễn Đổng Chí- NXB TRẺ 2015 , 1834 trang , khổ 15,5 x23cm. 


Sách tốt .








600k /2 tập  ( tổng giá bìa 755k )


Nghiên cứu và sưu tầm vốn văn nghệ dân gian của dân tộc nói chung và truyện cổ tích nói riêng là một trong những công việc được Nhà nước ta đặc biệt khuyến khích. Trước Cách mạng cũng từng có một vài học giả lưu tâm làm những việc đó, và họ đã công bố kết quả của mình trên sách báo. Gần đây hơn thì những công trình sưu tầm, nghiên cứu cũng như các cuộc thảo luận giữa các bạn Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại và Văn Tân gợi ra nhiều điểm bổ ích cho việc tìm hiểu truyện cổ dân gian.


Nhưng nói chung, chưa nấy ai điều tra thật đầy đủ truyện cổ tích Việt-nam để dựng lên một hệ thống hoàn chỉnh, và trên cơ sở đó, đi sâu nghiên cứu chúng một cách toàn diện. Thực ra, kho tàng truyện cổ tích của chúng ta có không ít loại hình, trong mỗi loại hình có khá nhiều dạng kết hợp rất phong phú, nhưng hiện vẫn còn nằm lẫn lộn trong các kho sách cũ, trong mọi trí nhớ, mà khả năng cá nhân chưa tìm tòi khai thác hết được. Do đó, việc nghiên cứu chỉ mới là bước đầu, thiên về khái quát mà thiếu phong phú, cụ thể.


Theo chúng tôi, công tác nghiên cứu và sưu tầm vốn văn nghệ dân tộc quá khứ nếu chưa thành một công việc tập thể, được khơi động thành một phong trào rộng lớn trong cả nước, thì vẫn chưa thể gọi là toàn diện, do đó cũng chưa thể đạt kết quả dứt điểm như ý muốn. Cần phải có một cơ quan chuyên môn hoặc một hội nghề nghiệp để hướng dẫn sưu tầm, trao đổi ý kiến và tập trung tài liệu như ở nhiều nước đã từng làm, thì việc bảo tồn và phát huy vốn cũ mới mong thực hiện tốt được.


Trong khi chờ đợi sự kiện lớn lao và cần thiết đó, chúng tôi bạo dạn đem khả năng tìm tòi cá nhân thu góp những truyện cổ tích Việt-nam nghe được, đọc được và nhớ được từ trước tới nay, chỉ mong cung cấp một tài liệu tham khảo cho những bạn yêu truyền thống văn học của dân tộc.


Bộ sách này là bộ thứ hai trong những công trình nghiên cứu của chúng tôi về truyện truyền miệng, tiếp theo bộ đầu tiên nhan đề Lược khảo về thần thoại Việt-nam. Nó gồm có ba phần:


Phần đầu, tìm hiểu một ít nét về bản chất, lai lịch và lịch sử phát triển của truyện cổ nói chung và cổ tích nói riêng.


Phần thứ hai, chiếm một khoảng rất lớn trong bộ sách là những truyện cổ tích Việt-nam đã chọn lọc và sắp đặt theo một hệ thống riêng


Phần cuối là những nhận xét sơ bộ về đặc điểm tư tưởng, nghệ thuật, qua đây tạm đánh giá tổng quát truyện cổ tích Việt-nam.


Tôn trọng chủ đề và kết cấu đã có của những truyện cổ tích, trong đời sống truyền miệng từ xưa, chúng tôi cố gắng trình bày nguyên, không sửa chữa: Trường hợp những truyện có nhiều địa phương kể khác nhau về chi tiết hay toàn phần, chúng tôi sẽ ghi tóm tắt ở mục Khảo dị để tiện tham khảo. Nếu truyện nào có nội dung tương tự với truyện của các dân tộc khác ở trong nước hay nước ngoài, chúng tôi cũng làm như vậy.


Mục đích bộ sách này là tình hiểu và giới thiệu những truyện cổ tích Việt nam, mong đáp ứng phần nào nhu cầu trước mắt. Nó chỉ giới hạn trong phạm vi truyện cổ tích của người Việt mà chưa đề cập tới kho tàng truyện cổ tích vô cùng phong phú của đồng bào thiểu số chúng ta.

Tuesday, November 16, 2021

PHÍA ĐÔNG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG





 " PHÍA ĐÔNG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG " của John Steinbeck ( giải thưởng NOBEL VĂN HỌC NĂM 1962 ) , bản bìa cứng giới hạn đã về nhà mình ! Anh chị em đăng ký chuẩn bị nhận sách nhé ! 320 ca /cuốn " PHÍA ĐÔNG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG " là câu chuyện của những người Mỹ, khoảng những năm từ nửa cuối thế kỷ trước đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tác giả cho nó diễn ra ở chính quê hương mình. Tiểu thuyết được xuất bản năm 1952. Có thể là nhà văn đã thai nghén nó trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phải chăng cuộc “người tàn sát người” khủng khiếp ấy đã làm cho Steinbeck băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, về bản chất của con người và cố tìm ra lời đáp." PHÍA ĐÔNG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG " , đây là cuốn truyện về con người. Nhận vật trung tâm mang cái tên Adam, con người đầu tiên của nhân loại. Với nó nhà văn muốn đặt cơ sở cho một chủ nghĩa nhân đạo hữu hiệu. Steinbeck khẳng định niềm tin vào con người, vào cuộc sống, nhưng không phải một niềm tin lý tưởng hóa. Niềm tin ấy phải là cái cây đứng chắc, bắt rễ sâu vào miếng đất thực tế có cả đất màu mỡ lẫn sỏi đá, biết tránh sỏi đá, hút màu mỡ mà sinh trái ngọt. Trong phong trào đổi mới của ta hiện nay " PHÍA ĐÔNG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG " là cuốn sách nên đọc. Tuy xuất bản rất nhiều tác phẩm từ xã hội đến hoạt kê qua tình cảm, John Steinbeck tuyên bố rằng " PHÍA ĐÔNG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG " là tác phẩm quan trọng nhất của ông. Quan điểm đó cũng được nhiều nhà phê bình đồng ý. Sau ngày xuất bản East of Eden cho đến khi ông được trao tặng giải Nobel về Văn Chương năm 1962, không có tác phẩm nào quan trọng hơn tác phẩm này. " PHÍA ĐÔNG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG " sau khi xuất bản, đã được đạo diễn kiêm văn sĩ Elia Kazan quay thành phim và do James Dean, nam tài tử lừng danh quốc tế đóng vai chính cùng nữ tài tử Pier Angeli, mối thất vọng lớn của James Dean, khiến anh phóng xe đua hết tốc lực đến ngộ nạn tử thương; gây thương tiếc cho giới trẻ mộ điệu một dạo. Ở Mỹ, East of Eden đã được tái bản gần bốn mươi lần và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.

Monday, March 13, 2017

TÔI LÀ CON MÈO của Soseki Natsume

TÔI LÀ CON MÈO  của Soseki Natsume

 Câu chuyện được kể qua ba tập truyện với giọng kể của một con mèo không tên, thông minh, tếu lâm và chảnh chọe. Tôi là con mèo là một quyển châm biếm tuyệt vời, là một tác phẩm theo thể văn thống thiết chân chính, và là một thứ văn chương sâu sắc. Câu chuyện được viết vào năm 1904-1906, nếu chỉ nói đến một điều quyển sách tiết lộ, thì đó chính là bản chất của con người không hề thay đổi sau bao nhiêu thế hệ. Tuy câu chuyện được kể qua ống kính của con mèo, câu chuyện kể về con người nhiều hơn con vật. Mặc dù vậy, có vài đoạn văn, dù ít hay nhiều, có thể tin được khi xuất hiện trong thế giới Soseki đã sáng tạo ra. Nếu người ta chịu chấp nhận rằng mèo thông minh và hiểu biết hơn chủ của nó, những quan sát của con mèo là trúng phóc, và cho dù nó được viết trong thời đại cũ, Tôi là con mèo vừa tươi trẻ vừa hiện đại, như thể nó vừa được viết vào ngày hôm qua.

Câu chuyện được mở đầu, khi con mèo bắt đầu kể:

“Tôi là con mèo. Nhưng tôi không có tên. Và tôi hoàn toàn không biết mình được sinh ra ở đâu.”

Chủ của nó là một giáo viên, ông chẳng có chút để tâm nào đến nó, đến độ ông chưa từng bỏ công suy nghĩ đặt tên cho con thú nuôi của mình. Tương tự, con mèo cũng không có chú tôn trọng với chủ nhân của mình, vì nó biết rằng ông ta chỉ là tên ngốc, đọc thử lời bình này:

“Ngay khi trở về nhà từ trường, lão nhốt mình trong phòng làm việc cả ngày; và hiếm khi lão bước ra. Những người khác trong nhà nghĩ lão đang làm việc miệt mài cật lực. Chính lão làm bộ làm việc miệt mài cật lực. Nhưng thật ra lão làm ít hơn mọi người tưởng. Đôi khi tôi rón rén đi vào phòng làm việc để nhìn trộm và thấy lão đang ngáy o o… Giáo viên thật sung sướng. Nếu bạn được sinh ra làm người, tốt nhất là nên trở thành giáo viên. Vì nếu có thể ngủ nhiều vậy  mà vẫn là giáo viên, sao nhỉ, cả con mèo cũng giảng dạy được.”

Những khoảnh khắc khác mình họa sự ngu xuẩn của ông thầy được kể ra qua chi tiết rằng ông phản bác ý tưởng rằng người ta có thể hiểu, và thay vào đó ông đắm mình vào những ý tưởng ngu muội mà chính ông cũng chả hiểu gì sất. Nhưng con mèo phải công nhận, ông thầy không đơn độc về mặt này. Nó nói:

“Có thứ gì đó mà ta không thể làm ngơ đang lảng vảng trong cái thứ gì đó đang đi qua sự hiểu biết của chúng ta, và có thứ gì đó vốn dĩ đáng được khâm phục mà chúng ta không thể đo lường.”

Tuy đa phần Tôi là con mèo chỉ trích những suy nghĩ mô phạm khuôn khổ, con mèo còn nói thêm về sự ích kỷ của loài người, và trong phạm vi này, con mèo quan sát khá tỉ mỉ khi nói về những khám phá của nó. Ví dụ như, có một cảnh nó bị nghẹn nắm xôi trong họng, những người xung quanh đó thay vì giúp đỡ nó chỉ cười chuyện nó cố lấy nắm rôi ra. Trong một cảnh khác, khi con mèo hàng xóm cạnh nhà tên Đồi Mồi bỗng dưng lăn ra chết, nó nghe lõm được cô chủ của Đồi Mồi đổ tội cho nó, cô ta tin rằng nó đã lây bệnh cho Đồi Mồi. Đó là một khoảnh khắc buồn bã, sau khi nghe tin về cái chết của Đồi Mồi, nó càng nhận thấy rõ sự cô đơn của chính mình, và nó biết rằng nếu mình bệnh, sẽ chẳng có ai cố hết sức bảo vệ nó, chứ đừng nói đến chuyện họ sẽ nhớ thương nó khi nó ra đi.

Tôi là con mèo còn có nhiều cảnh hài hước, và nhiều khoảnh khắc thơ mộng giàu cảm xúc. Con mèo thừa nhận nó ganh tị với đám mèo hàng xóm, vì dường như tất cả bọn chúng đều được đối xử tốt hơn nó, nhưng nó cũng thừa nhận rằng mặc dù nó có ganh tị, nó vẫn thấy vui vì ít ra có ai đó chăm lo cho đám đồng loại của nó. (Có một lần nó nghe được những người hàng xóm nói về Đồi Mồi như một con người thay vì một con vật, chuyện này khiến nó thấy ngạc nhiên). Tôi là con mèo không đi theo kiểu văn chương súc tích điển hình thống trị nền văn học Nhật. Đọc hết 470 trang sách, [tôi nhận thấy rằng] tuy không có khoảnh khắc nào lộ ra văn chương yếu ớt của tác giả, thì vẫn còn nhiều đoạn dông dài kể lể khi nói về sự ngu xuẩn của loài người. Tôi nói thế không phải để bào chữa cho giống loài của chính mình, nhưng thà rằng, nói ít mà hiểu nhiều thì hay hơn. Nói cách khác, phần thu hút nhất trong Tôi là con mèo là khi con mèo lan man những suy nghĩ và quan sát của chính nó, về cuộc đời của nó hay của những con người xung quanh nó. Nhưng những phần bao gồm các đoạn hội thoại của các chủ nhân nó, tuy không phải là không có giá trị, chẳng cần phải dài dòng như trong truyện.

Vài độc giả phê bình những quan sát của con mèo quá “khuôn sáo” và “thổi phồng” khi nói về những tầng lớp hàn lâm ưu tú, nhưng đó không phải là vấn đề, vì người kể chuyện chúng ta đối diện trước nhất chính là con mèo. Thứ hai, chúng ta xem mọi thứ theo quan điểm của con mèo, do đó nếu con mèo không nghĩ nhiều về con người như một giống loài, thì đương nhiên chúng ta sẽ không chứng kiến loài người ở đỉnh điểm cao đẹp của họ, thay vào đó là lối cư xử để tự phục vụ bản thân của họ mà thôi.

Nhưng mặc kệ hết mọi thứ, con mèo không tên này thú vị, hết sức thu hút và thậm chí còn đáng yêu nữa. Người ta không để đổ lỗi cho nó vì cách nhìn của nó về loài người, đặc biệt khi họ chẳng nghĩ chút tẻo teo nào về nó đến nỗi họ chẳng thèm đặt tên cho nó nữa. Quyển sách được Aiko Ito và Graeme Wilson dịch sang tiếng Anh, và Tuttle Publishing đóng lại thành một bản sách in trông hấp dẫn. Tôi là con mèo là một bản phê phán những khuôn khổ, hàn lâm, chính quyền và nhân loại từ một góc nhìn bên ngoài. Nó có nhiều đoạn hài hước và cả nhiều đoạn sâu sắc nữa. Nó là một tác phẩm viết hay đáng để đọc, mặc dù nó không được viết một cách hoàn mỹ.

( Theo chatsach.com )


Sunday, January 22, 2017

NGUYỄN TRÃI TOÀN TẬP TÂN BIÊN

NGUYỄN TRÃI TOÀN TẬP TÂN BIÊN - NXB VĂN HỌC & TRUNG TẤM NGHIÊN CỨU QUỐC HỌC 2001 ; Tập 1 : 816 trang ; Tập 2 : 594 trang ; Tập 3 : 1308 trang ; in khổ 16x24 . SÁCH ĐẸP . in 500 Cuốn . ĐÂY LÀ BỘ SÁCH ĐẦY ĐỦ NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY VỀ CÁC TÁC PHẨM CỦA CỤ NGUYỄN TRÃI ; ĐƯỢC TẬP HỢP TỪ CÁC SÁCH IN TRƯỚC 1975 Ở TRONG NAM và MIỀN BẮC ( Bình Ngô Đại Cáo , Ức Trai Thi Tập , Quân trung từ mệnh tập , Lam Sơn thực lục , Dự địa chí , Quốc Âm thi tập , Văn loại . ). NGUYÊN VĂN CHỮ HÁN KÈM THEO .

 800k/bộ 3 tập





























Friday, November 14, 2014

LÁ NON , DIARY OF A CRICKET ( DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ )

1. LÁ NON – NGÔ NGỌC BỘI – NXB THANH NIÊN 1987 – 314 TRANG – KHỔ 13x19 BÌA SỜN NHIỀU, GÁY SỨT PHẦN LỚN, RUỘT CÒN TỐT, CHỈ BỊ MỐI CẮN 1 VẾT RẤT NHỎ GÓC TRÊN MẤY TRANG ĐẦU, KHÔNG ẢNH HƯỞNG NỘI DUNG 50K 2. DIARY OF A CRICKET – TÔ HOÀI – FOREIGN LANGUAGES PUBLISHING HOUSE 1985 – 106 TRANG – KHỔ 13x19 BÌA GÁY HƠI SỜN, GÁY ĐÃ DÁN BĂNG DÍNH, RUỘT TỐT 30K

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ; ĐỆ NHẤT PHU NHÂN

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ - BỘ 2 TẬP - NGÔ GIA VĂN PHÁI ; NXB VĂN HỌC 1987 ; 460 TRANG ; KHỔ 13X19 BÌA GÁY HƠI SỨT TÍ ; RUỘT TỐT; 60K/BỘ ĐỆ NHẤT PHU NHÂN - HOÀNG TRỌNG MIÊN ; NXB CỬU LONG 1988 ; 1244 TRANG ; KHỔ 13X19 BÌA GÁY HƠI SỜN TÍ ; RUỘT TỐT ; SÁCH HAY VỀ BÀ TRẦN LỆ XUÂN ; THỜI NGÔ ĐÌNH DIỆM 120K/BỘ

Từ Điển Văn Liệu

Từ Điển Văn Liệu - Long Điền Nguyễn Văn Minh , NXB HN 1999; 520 trang ; khổ 14,5x20,5cm . Sách đóng bìa cứng ; nguyên bìa ;trang lót hơi ẩm tí ; ruột ngon ; sạch sẽ ; 60k
TỪ ĐIỂN VĂN LIỆU Long Điền NGUYỄN VĂN MINH NXB Hà Nội 1999 “Tôi dám đinh ninh rằng quyển Từ điển văn liệu này đem xuất bản sẽ giúp được rất nhiều việc, chẳng riêng chi đối với tất cả những nhà văn mà chung cho cả cái nền văn học Nam ngữ trong nước, bất phận ở trường Tiểu học hay Cao đẳng, Đại học” Ôn như NGUYỄN VĂN NGỌC TỰA Quyển sách này cũng giống như quyển “Quốc văn thanh ngữ từ điển” của Trung Hoa. Trong sách thu thập những thành ngữ từ hai đến 4 tiếng. Hạng hai tiếng nhiều hơn cả. Hầu hết những tthành ngữ ấy thuộc về phạm vi thơ phú, văn chương hoặc toàn là Hán văn, hoặc nửa Hán nửa Nôm, hoặc Hán đã biến ra Nôm. Mỗi thành ngữ đều có: - Định nghĩa rõ ràng. - Chỉ nơi xuất xứ cẩn thận Chứng dẫn những câu tỷ dụ thường trích ở các thi văn cổ kim, nhất kà các truyện như: Thúy Kiều, Phan Trần, Hoa Tiên, Lục Vân Tiên… Hoặc khi lại chép rộng thêm những điển tích nhiều nhất thuộc về sề Sử liệu. Thực là đầy đủ những tư cách của một quyển Tự điển, một pho Từ nguyên. Cái công sưu tầm, thích giải, cái công nghiên cứu, biên tập thành quyển sách này, ròng rã trong tám năm trường thực là to vậy. Nhưng công phu làm quyển sách càng to, thì công dụng quyển sách chắc chắn càng nhiều. Tôi dám đinh ninh rằng quyển Từ điển văn liệu này đem xuất bản sẽ giúp được rất nhiều việc, chẳng riêng chi đối với tất cả những nhà văn mà chung cho cả cái nền văn học Nam ngữ trong nước, bất phận ở trường Tiểu học hay Cao đẳng, Đại học. Tôi thực rất mong cho những loại từ điển như quyển này, mỗi ngày một xuất hiện nhiều để xây dựng cái nền tảng quốc văn, cho mỗi ngày một chắc chắn và có quy củ hơn lên. Hà Đông ngày 8/1/1942 Ôn như NGUYỄN VĂN NGỌC. MẤY LỜI CỦA NGƯỜI HIỆU ĐÍNH Tòa nhà đường hoàng kia, dựng lên tất phải có tài liệu. Tài liệu ấy là gì? Chả phải là gạch hoa, gỗ thiết, sắt đá… Tiệc yến long trọng kia, đặt ra, tất phải có thực liệu! Thực liệu ấy là gì? Chẳng phải là nấm hương vây cà, hải vật sản hào… Người ta làm văn, tất cũng phải có văn liệu nghĩa là phải dùng chữ, dùng điển ở trong ngũ kinh, tứ thư, chư sử, các chuyện để phụ diễn ra thành văn, thì lời văn mới hay, mới đẹp, lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu. Nước ta vốn là nước có văn học, tính tình người mình lại hay thích ngâm vịnh, cái giọng văn thơ kia đã lọt vào tai người Trung, người Nhật , người Âu Tây. Nhưng hồi xưa xu hướng về con đường Hán học, các làng văn đã có Thi Lâm hay là Trích cẩm, Hối Hải hay là Tầm Nguyên để làm khảo cứu, chứ như ngày nay, lại là buổi quốc ngữ thịnh hành, Hán học kém trước, nếu không có quyển gì để khảo cứu chả hóa ra mơ hồ lắm ru. Hiện nay, bạn đồng chí tôi là Long điền NGUYỄN VĂN MINH có công sưu tầm ròng rã bảy tám năm giời mới thảo xong quyển “TỪ ĐIỂN VĂN LIỆU”này; nhân đó tôi cũng hết sức tán thành, sẵn lòng hiệu đính để sửa soạn ấn hành cống hiến quốc dân. Chúng tôi trộm nghĩ là kẻ thư sinh hèn mọn, học thức hẹp hòi, mắt chưa trông thấy xa, tai chưa nghe được rộng, đâu dám làm khuôn mẫu cho thiếu niên quốc dân mình noi theo. Thôi. Dù có dở rồi mới nảy ra cái hay, có vụng rồi mới thành ra khéo, tiền đồ quốc văn nước nhà hãy còn dài biết đâu mà trắc lượng được, nhưng cái nền tảng quốc văn mình, ta cứ bồi đắp cho vững vàng thì quyển sách khác nào như nếp nhà mới dựng, món ăn mới xào, không phải là không bổ ích cho dân mình hay sao? Vậy, dám xin các bậc bác nhã quân tử lượng thứ, gián hoặc còn có chỗ nào khiếm khuyết xin vui lòng phủ chính lại cho thì không những hân hạnh cho chúng tôi và lại hân hạnh cho cả thiếu niên quốc dân nữa. Viết tại Hải Phòng 5/5/1941 Trác Hiên TRIỆU HỮU LẬP

MÊ LINH TRÁNG SĨ

MÊ LINH TRÁNG SĨ ( BỘ 2 TẬP ) - PHI SƠN ; NXB THÔNG TIN 1991 ; 444 TRANG ; KHỔ 13X19 SÁCH ĐÓNG BÌA CỨNG ; CÒN NGUYÊN BÌA GỐC ; RUỘT TỐT ; NGAY NGẮN ; 70K

TIỂU THUYẾT TRẦN DIỄN (BỘ 3 TẬP)

TIỂU THUYẾT TRẦN DIỄN (BỘ 3 TẬP) - NXB CÔNG AN NHÂN DÂN 2003 - KHỔ 13x19 TẬP 1 (600 TRANG), TẬP 2 (671 TRANG), TẬP 3 (755 TRANG) SÁCH ĐẸP, MỚI 170K/ 3 TẬP

NGUYỄN NGỌC TẤN-NGUYỄN THI TOÀN TẬP

NGUYỄN NGỌC TẤN-NGUYỄN THI TOÀN TẬP (BỘ 4 TẬP) - NXB VĂN HỌC 2013 - KHỔ 14.5x20.5 TẬP 1 (498 TRANG), TẬP 2 (608 TRANG), TẬP 3 (436 TRANG), TẬP 4 (630 TRANG) SÁCH ĐẸP, MỚI 250K/ 4 TẬP

BIÊN NIÊN SỬ

BIÊN NIÊN SỬ - DIANA WYNNE JONES - NXB VĂN HỌC (3 CUỐN): 1. CHÍN MẠNG SỐNG CỦA CHRISTOPHER CHANT - 394 TRANG - KHỔ 13x20.5 2. QUÝ NHÂN PHÙ TRỢ - 322 TRANG - KHỔ 13x20.5 3. TUẦN LỄ PHÙ THỦY - 327 TRANG - KHỔ 13x20.5 100K/ 3 CUỐN

BIÊN NIÊN SỬ BÓNG TỐI CỔ ĐẠI

NADJA

NADJA - A. BRETON ( BỬU Ý dịch ) ; NXB HỘI NHÀ VĂN 2003 ; 224 TRANG ; KHỔ 13X19 ; SÁCH ĐẸP ; 60K


CÁC NHÀ THƠ PHÁP CUỐI THẾ KỶ XX

- HOÀNG HƯNG ; NXB HỘI NHÀ VĂN 2002 ; 188 TRANG ; KHỔ 18X18 ; IN 600 CUỐN ; SÁCH ĐẸP ; 20K

MANÔNG LETXCÔ

MANÔNG LETXCÔ - A.F. PREVOST ( TRƯƠNG TÙNG dịch ) ; NXB VĂN HỌC 1987 ; 222 TRANG ;KHỔ13X19 ;BÌA GÁY HƠI BẨN TÍ; RUỘT TỐT ; 30K





NGƯỜI ĐÀN BÀ LANG THANG

NGƯỜI ĐÀN BÀ LANG THANG - S. COLET ( HOÀNG HẢI dịch ) ; NXB HN1992 - 476 TRANG ; KHỔ 13X19 GÁY HƠI SỜN TÍ ; MÉP SÁCH BỊ NHẤM TÍ ; ĐÃ XÉN BA CẠNH ; RUỘT TỐT ; TRUYỆN HAY ; 50k


Thursday, May 22, 2014

" TUỔI THƠ MÃI MÃI CÙNG TA "

Nhiều khi chúng ta tiếp xúc với một cuốn sách ở tên cuốn sách . AD may mắn đã được đọc cuốn “ TUỔI THƠ MÃI MÃI CÙNG TA “ 5,6 năm về trước và AD đã thực sự thấy hay , cảm nhận được sự huyền bí , thiêng liêng của con người, về cái chết , sự sống . Ad xin chia sẻ , giới thiệu cùng các bạn đam mê sách như AD ( trích lời giới thiệu cuốn “ TUỔI THƠ MÃI MÃI CÙNG TA “ của dịch giả PHẠM MẠNH HÙNG .)

TUỔI THƠ , hai tiếng đó gợi cho ta một cái gì đó vừa xa xưa vừa trong trẻo . Bất cứ người lớn nào thoạt kỳ thủy cũng là trẻ con nhưng chẳng hiểu sao , sau này không mấy ai nhớ tới điều đó – SAINT EXUPÉRY viết như vậy . Phải giữ lấy cái chất “ trẻ thơ “ hồn nhiên , trong trẻo để đừng trở thành “ người lớn “ – tức là đừng trở thành cái máy tính , thành kẻ tiêu dùng khô héo tâm hồn , tác phẩm “ HOÀNG TỬ BÉ “ nhắn bảo chúng ta như vậy .

Tìm về tuổi thơ , về cái giới hạn uyên nguyên của đời người là tìm về ngọn nguồn của những giá trị tinh thần tìm lại sự hài hoà giữa cái “TÔI “ và cái “KHÔNG TÔI “ , tìm một điểm tựa vững chắc để luôn luôn đổi mới tinh thần .

“Tuổi thơ , dù là tuổi thơ bất hạnh phúc hay bất hạnh , vẫn còn đeo đẳng ta suốt nhiều năm trường “ , hãy trân trọng giữ lấy trong tâm hồn sự trong trắng và lòng tốt , đừng để mất khả năng mỗi ngày nhìn sự vật như mới lần đầu thấy và chớ để mất “ niềm tin vào sự huyền nhiệm “

Cuốn sách “ TUỔI THƠ MÃI MÃI CÙNG TA “ viết hơi nhiều về cái chết , nhiều kiểu chết : cái chết điềm tĩnh pha chút luyến tiếc của Mẹ Cả , cái chết xấu xí như quả báo của kẻ sát hại Xamigunla , cái chết không ai nhìn thấy mà vẫn tỏa ánh hào quang lãng mạn của Axkhat … Những cái chết ấy không tạo nên màu sắc thảm đạm nào mà còn tôn thêm giá trị của đời sống . Chính vì có cái chết nên cuộc sống mới đáng quý vô cùng . Sống thế nào , chết thế ấy , bởi vậy cần sống cho ra sống , cho ra kiếp con người .

Sống là phải yêu , phải tin và hi vọng . Tin và hi vọng làm cho con người là một thực thể hữu hạn mà vươn tới cái vô hạn . Thể xác con người trở về với cát bụi , nhưng những khát vọng cao cả của con người truyền lại cho các thế hệ sau là bất tử . Những trang viết về “ những người chưa mất niềm tin vào sự huyền nhiệm “ mới đẹp làm sao , chan chứa chất lãng mạn và trử tình rung động lòng người .



Friday, April 11, 2014

Quê nội & Tảng sáng (Võ Quảng), với các ấn bản của Măng Non và Kim Đồng, xưa và nay.....


XUÂN SÁCH TUYỂN TRUYỆN THIẾU NHI

XUÂN SÁCH TUYỂN TRUYỆN THIẾU NHI -NXB HỘI NHÀ VĂN 2008  ; TRANG ; KHỔ 13X19

SÁCH  ĐẸP ; IN 500 CUỐN ; GIÁ BÌA 100K ; BÁN : 60K 



LIÊN HỆ : HỢP - 0989 885 646  hoặc : https://www.facebook.com/hathanh.sachcu


TUYỂN TẬP VÕ QUẢNG


TUYỂN TẬP VÕ QUẢNG - NXB HỘI NHÀ VĂN 2008 ; 548 TRANG ; KHỔ 13X19

SÁCH ĐẸP ; IN 500 CUỐN ;  60K