TÔI LÀ CON MÈO của Soseki Natsume
Câu chuyện được kể qua ba tập truyện với giọng kể của một con mèo không tên, thông minh, tếu lâm và chảnh chọe. Tôi là con mèo là một quyển châm biếm tuyệt vời, là một tác phẩm theo thể văn thống thiết chân chính, và là một thứ văn chương sâu sắc. Câu chuyện được viết vào năm 1904-1906, nếu chỉ nói đến một điều quyển sách tiết lộ, thì đó chính là bản chất của con người không hề thay đổi sau bao nhiêu thế hệ. Tuy câu chuyện được kể qua ống kính của con mèo, câu chuyện kể về con người nhiều hơn con vật. Mặc dù vậy, có vài đoạn văn, dù ít hay nhiều, có thể tin được khi xuất hiện trong thế giới Soseki đã sáng tạo ra. Nếu người ta chịu chấp nhận rằng mèo thông minh và hiểu biết hơn chủ của nó, những quan sát của con mèo là trúng phóc, và cho dù nó được viết trong thời đại cũ, Tôi là con mèo vừa tươi trẻ vừa hiện đại, như thể nó vừa được viết vào ngày hôm qua.
Câu chuyện được mở đầu, khi con mèo bắt đầu kể:
“Tôi là con mèo. Nhưng tôi không có tên. Và tôi hoàn toàn không biết mình được sinh ra ở đâu.”
Chủ của nó là một giáo viên, ông chẳng có chút để tâm nào đến nó, đến độ ông chưa từng bỏ công suy nghĩ đặt tên cho con thú nuôi của mình. Tương tự, con mèo cũng không có chú tôn trọng với chủ nhân của mình, vì nó biết rằng ông ta chỉ là tên ngốc, đọc thử lời bình này:
“Ngay khi trở về nhà từ trường, lão nhốt mình trong phòng làm việc cả ngày; và hiếm khi lão bước ra. Những người khác trong nhà nghĩ lão đang làm việc miệt mài cật lực. Chính lão làm bộ làm việc miệt mài cật lực. Nhưng thật ra lão làm ít hơn mọi người tưởng. Đôi khi tôi rón rén đi vào phòng làm việc để nhìn trộm và thấy lão đang ngáy o o… Giáo viên thật sung sướng. Nếu bạn được sinh ra làm người, tốt nhất là nên trở thành giáo viên. Vì nếu có thể ngủ nhiều vậy mà vẫn là giáo viên, sao nhỉ, cả con mèo cũng giảng dạy được.”
Những khoảnh khắc khác mình họa sự ngu xuẩn của ông thầy được kể ra qua chi tiết rằng ông phản bác ý tưởng rằng người ta có thể hiểu, và thay vào đó ông đắm mình vào những ý tưởng ngu muội mà chính ông cũng chả hiểu gì sất. Nhưng con mèo phải công nhận, ông thầy không đơn độc về mặt này. Nó nói:
“Có thứ gì đó mà ta không thể làm ngơ đang lảng vảng trong cái thứ gì đó đang đi qua sự hiểu biết của chúng ta, và có thứ gì đó vốn dĩ đáng được khâm phục mà chúng ta không thể đo lường.”
Tuy đa phần Tôi là con mèo chỉ trích những suy nghĩ mô phạm khuôn khổ, con mèo còn nói thêm về sự ích kỷ của loài người, và trong phạm vi này, con mèo quan sát khá tỉ mỉ khi nói về những khám phá của nó. Ví dụ như, có một cảnh nó bị nghẹn nắm xôi trong họng, những người xung quanh đó thay vì giúp đỡ nó chỉ cười chuyện nó cố lấy nắm rôi ra. Trong một cảnh khác, khi con mèo hàng xóm cạnh nhà tên Đồi Mồi bỗng dưng lăn ra chết, nó nghe lõm được cô chủ của Đồi Mồi đổ tội cho nó, cô ta tin rằng nó đã lây bệnh cho Đồi Mồi. Đó là một khoảnh khắc buồn bã, sau khi nghe tin về cái chết của Đồi Mồi, nó càng nhận thấy rõ sự cô đơn của chính mình, và nó biết rằng nếu mình bệnh, sẽ chẳng có ai cố hết sức bảo vệ nó, chứ đừng nói đến chuyện họ sẽ nhớ thương nó khi nó ra đi.
Tôi là con mèo còn có nhiều cảnh hài hước, và nhiều khoảnh khắc thơ mộng giàu cảm xúc. Con mèo thừa nhận nó ganh tị với đám mèo hàng xóm, vì dường như tất cả bọn chúng đều được đối xử tốt hơn nó, nhưng nó cũng thừa nhận rằng mặc dù nó có ganh tị, nó vẫn thấy vui vì ít ra có ai đó chăm lo cho đám đồng loại của nó. (Có một lần nó nghe được những người hàng xóm nói về Đồi Mồi như một con người thay vì một con vật, chuyện này khiến nó thấy ngạc nhiên). Tôi là con mèo không đi theo kiểu văn chương súc tích điển hình thống trị nền văn học Nhật. Đọc hết 470 trang sách, [tôi nhận thấy rằng] tuy không có khoảnh khắc nào lộ ra văn chương yếu ớt của tác giả, thì vẫn còn nhiều đoạn dông dài kể lể khi nói về sự ngu xuẩn của loài người. Tôi nói thế không phải để bào chữa cho giống loài của chính mình, nhưng thà rằng, nói ít mà hiểu nhiều thì hay hơn. Nói cách khác, phần thu hút nhất trong Tôi là con mèo là khi con mèo lan man những suy nghĩ và quan sát của chính nó, về cuộc đời của nó hay của những con người xung quanh nó. Nhưng những phần bao gồm các đoạn hội thoại của các chủ nhân nó, tuy không phải là không có giá trị, chẳng cần phải dài dòng như trong truyện.
Vài độc giả phê bình những quan sát của con mèo quá “khuôn sáo” và “thổi phồng” khi nói về những tầng lớp hàn lâm ưu tú, nhưng đó không phải là vấn đề, vì người kể chuyện chúng ta đối diện trước nhất chính là con mèo. Thứ hai, chúng ta xem mọi thứ theo quan điểm của con mèo, do đó nếu con mèo không nghĩ nhiều về con người như một giống loài, thì đương nhiên chúng ta sẽ không chứng kiến loài người ở đỉnh điểm cao đẹp của họ, thay vào đó là lối cư xử để tự phục vụ bản thân của họ mà thôi.
Nhưng mặc kệ hết mọi thứ, con mèo không tên này thú vị, hết sức thu hút và thậm chí còn đáng yêu nữa. Người ta không để đổ lỗi cho nó vì cách nhìn của nó về loài người, đặc biệt khi họ chẳng nghĩ chút tẻo teo nào về nó đến nỗi họ chẳng thèm đặt tên cho nó nữa. Quyển sách được Aiko Ito và Graeme Wilson dịch sang tiếng Anh, và Tuttle Publishing đóng lại thành một bản sách in trông hấp dẫn. Tôi là con mèo là một bản phê phán những khuôn khổ, hàn lâm, chính quyền và nhân loại từ một góc nhìn bên ngoài. Nó có nhiều đoạn hài hước và cả nhiều đoạn sâu sắc nữa. Nó là một tác phẩm viết hay đáng để đọc, mặc dù nó không được viết một cách hoàn mỹ.
( Theo chatsach.com )
2 comments:
Cho mình hỏi sách này còn bán không ạ?
Bạn ơi, cho mình hỏi sách còn bán không ạ? Nếu có thì mình xin thông tin qua sđt 0387064874 với ạ
Post a Comment